Thời gian gần đây, giới chiêm tinh học bỗng xôn xao vì những thông tin do NASA cung cấp. Họ vừa phát hiện một chòm sao mới trên bầu trời. Và đây chính là chòm sao thứ 13 trong vòng tròn Hoàng đạo.
Tên khoa học của nó là “Ophiuchus” hay “Xà Phu”. Tuy nhiên, đã nổ ra rất nhiều tranh cãi về sự xuất hiện của chòm sao này. Liệu sự xuất hiện của nó có làm xáo trộn và xê dịch vòng tròn Hoàng đạo hay không? Nó có khiến các nghiên cứu trước đây của chiêm tinh học bị bác bỏ và sai sót?
Để hiểu được ngọn ngành câu chuyện về chòm sao này, trước tiên ta cần hiểu về chiêm tinh học và đối tượng, cách thức mà nó nghiên cứu. Mời quý độc giả cùng tìm hiểu cung hoàng đạo thứ 13 trong bài viết dưới đây!
Chiêm tinh học là gì?
Trong tiếng Anh, cung Hoàng đạo được gọi là “Zodiac sign” – dấu hiệu Hoàng đạo. Đây cũng chính là một phần của chiêm tinh học (astrology). Ngay từ thời cổ đại, cư dân của nền văn minh Lưỡng Hà đã có những quan sát về các hành tinh và vì sao trên bầu trời. Họ phát hiện ra các hành tinh là sao Mộc, sao Kim, sao Thủy, sao Hỏa và sao Thổ.
Ngoài ra còn có mặt trăng và mặt trời. Trong giai đoạn này, người Lưỡng Hà cổ đại đã gộp chung hai phạm trù chiêm tinh và thiên văn học làm một. Và những phát hiện về các vì sao và bầu trời của họ chủ yếu giúp cho mục đích lý giải về cuộc sống và thế giới. Ở thời điểm này, chiêm tinh học chưa thực sự là bộ môn khoa học.
Chỉ đến khoảng 2000 năm sau, khi hai nhà bác học Aristotle và Plato đã đưa lĩnh vực chiêm tinh học thực sự trở thành bộ môn khoa học. Họ đã sáng tạo ra vòng tròn Hoàng đạo. Hay người Hy Lạp thường gọi là vòng tròn động vật.
Các nhà chiêm tinh học sau đó đã dành hàng vài thập kỷ để nghiên cứu về các hành tinh mặt trăng, mặt trời và các vì sao. Theo các nhà chiêm tinh học, mỗi chòm sao đại diện cho một cung trong vòng tròn Hoàng đạo sẽ có sự di chuyển đến các chòm sao khác trong từng tháng. Người sinh ra ở thời điểm này sẽ tương ứng với mặt tính cách và bản chất của chòm sao đó.
Trong chiêm tinh học, có hai trường phái nghiên cứu chính được sử dụng. Đó là trường phái Xuân phân/chí tuyến (Tropical astrology) và trường phái Thiên thể (Sidereal astrology). Hai trường phái này có nhiều điểm tương đồng những cung có nhiều khác biệt trong phương thức và đối tượng nghiên cứu.
Trường phái (Xuân phân/chí tuyến) Tropical astrology
Đây là trường phái nghiên cứu được tạo ra bởi Ptolemy – nhà toán học, thiên văn học người Hy Lạp. Đồng thời, ông cũng là cha đẻ của chiêm tinh học hiện đại. Trường phái này nghiên cứu dựa trên một bản đồ chiêm tinh cố định và dựa trên vị trí của các chòm sao từ khoảng năm 0 sau Công nguyên.
Hệ thống nghiên cứu của trường phái này liên quan đến việc chia đường hoàng đạo – hay còn gọi là đường biểu kiến Mặt trời. Đây là đường biểu kiến của Mặt trời quanh Trái đất. Nó được chia thành 12 đoạn bằng nhau, mỗi đoạn tạo thành 30 độ.
Hệ thống này đặt tên cho các cung Hoàng đạo theo vị trí các chòm sao dọc theo đường Hoàng đạo. Tuy nhiên, vị trí của các chòm sao không cố định và chúng sẽ di chuyển theo một quy luật nhất định.
Trong cuốn A History of Western Astrology của Nicholas Campion, định nghĩa của Ptolemy về sự chuyển động của các chòm sao sẽ thay đổi. Chúng sẽ bắt đầu ở thời điểm mặt trời xuân phân – mặt trời khi đó sẽ ở gần xích đạo nhất và nó sẽ di chuyển theo hướng Bắc.
Và điều này sẽ gây ảnh hưởng cho tương lai gần của các cung Hoàng đạo. Chiêm tinh học phương Tây – bộ môn được áp dụng và lưu truyền đến ngày nay đã có các nghiên cứu phản ánh thành tựu của họ khi nói về các mùa trong năm.
Do đó, việc bắt đầu từ điểm xuân phân cũng là sự bắt đầu của vòng tròn Hoàng đạo thể hiện tư tưởng và những gì mà người xưa phát hiện được. Điểm bắt đầu này chính là lúc chòm sao Bạch Dương xuất hiện.
Trường phái (Thiên thể) Sidereal astrology
Trường phái chiêm tinh học Thiên thể quan sát và tính chuyển động của các thiên thể, các ngôi sao trong biểu đồ Hoàng đạo. Các nhà chiêm tinh học Xuân phân/chí tuyến thường gọi những thiên thể này là “những ngôi sao cố định” nhưng trong trường phái chiêm tinh Thiên thể người ta không chấp nhận quan điểm này.
Trường phái này cũng công nhận rằng Trái đất nằm trên một trục lệch. Điều đó càng góp phần làm thay đổi khoảng cách giữa các ngôi sao và Trái đất. Do đó, trường phái Thiên thể sử dụng các hệ thống hoặc phương trình hiệu chỉnh được gọi là ‘ayanamsa’ để xác định chính xác vị trí của từng cung hoàng đạo.
Các nhà chiêm tinh khác nhau có thể sử dụng các ayanami khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống phổ biến nhất là ayanamsa Lahiri. Theo hệ thống này, trường phái Thiên thể nhận ra sự chuyển động lùi của các ngôi sao được cố định khoảng 1 độ sau mỗi 72 năm từ góc nhìn của Trái đất.
Khi bạn sinh ra, các hành tinh và chòm sao đều ở một vị trí nhất định. Các hành tinh, còn được gọi là “nghiệp” của linh hồn trong chiêm tinh học Vệ Đà, tất cả đều đóng những vai trò quan trọng trong cuộc sống quá khứ, hiện tại và tương lai của bạn. Biểu đồ ngày sinh của bạn là bản đồ của các hành tinh và vị trí chính xác của chúng khi bạn sinh ra.
Biểu đồ của bạn cũng có thể cho biết thêm về các sự kiện trong cuộc sống và khả năng cho tương lai cũng như khoảng thời gian, thời điểm những sự kiện này có thể xảy ra.
Trường phái Thiên thể thường được kết hợp với chiêm tinh học Vệ Đà hoặc Hindu, nhưng nó cũng có ảnh hưởng đến chiêm tinh học Miến Điện và các nền văn hóa cổ đại – như người Ai Cập, người Ba Tư và người Maya.
Có thể thấy hai trường phái nghiên cứu chiêm tinh đều mang tới những tri thức đáng giá cho nhân loại. Đồng thời, chúng cũng góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng tri thức của thế giới.
Thực hư thông tin về cung Hoàng đạo thứ 13
Vào năm 1930, Liên minh Thiên văn Quốc tế đã xác định ranh giới của chòm sao Ophiuchus (Xà Phu). Ranh giới này được xác định từ khoảng ngày 29 tháng 11 đến ngày 18 tháng 12. Đây là khoảng thời gian mặt trời đi qua chòm sao này.
Theo trường phái chiêm tinh học Thiên thể, dù chưa được công nhận nhưng người ta vẫn sử dụng kết hợp chòm Xà Phu vào thực tiễn. Chòm sao này được miêu tả là đại diện cho người cầm tinh con rắn. Vị trí của nó là nằm giữa khoảng cuối của chòm Bọ Cạp và đầu chòm Nhân Mã.
Trong thần thoại Hy Lạp, Ophiuchus tượng trưng cho thần y học Asclepius – con trai thần Mặt trời Apollo. Thần Asclepius được biết đến là người có khả năng chữa bệnh và vô cùng thông tuệ. Vì vậy, các nhà chiêm tinh học thuộc trường phái Thiên thể nhận định rằng những người sinh vào khoảng thời gian này sẽ có trực giác nhạy bén của Bọ Cạp và sự khao khát, đam mê học hỏi của Nhân Mã.
Còn theo trường phái chiêm tinh học Xuân phân/chí tuyến, họ không công nhận và chòm Xà Phu cũng không có tác dụng hay được ứng dụng trong việc nghiên cứu chiêm tinh.
Tại sao không tồn tại cung Hoàng đạo thứ 13
Cho dù bạn đang đi theo trường phái chiêm tinh nào, thì cả hai đều đã có lịch sử kéo dài hàng nghìn năm. Đồng thời chúng cũng đã sử dụng hệ thống hài hòa dựa trên 12 cung Hoàng đạo. Với 12 chòm sao, chúng được xếp theo thứ tự các mùa, mỗi mùa ba cung. Bạch Dương là khởi đầu của vòng tròn Hoàng đạo và Song Ngư kết thúc hệ thống đó bằng sự tổng hòa của trí tuệ và cảm xúc.
Trong vòng tròn Hoàng đạo, các cung nằm đối diện hoặc kế đối hoặc cạnh nhau. Các cung nằm đối diện nhau thường sẽ sở hữu những mặt đối lập về tính cách. Nói cách khác, các nhà chiêm tinh học cổ đại đã tạo ra một hệ thống nghiên cứu, diễn giải nhằm phản ánh trải nghiệm của chúng ta về thời gian và các mùa.
Nếu bạn thực sự có hứng thú và quan tâm đến việc giải mã bản thân qua chiêm tinh học, hãy sử dụng bản đồ sao của mình. Khi đó, bạn sẽ biết được những thay đổi của vũ trụ từ khi bạn sinh ra cho đến cuối đời. Mỗi thời điểm các chòm sao, hành tinh thay đổi, di chuyển, sẽ tạo ra những tác động nhất định đến bạn.
Tóm lại, có thể hiểu một cách đơn giản lý do không có cung Hoàng đạo thứ 13 là vì hệ thống các công trình nghiên cứu của chiêm tinh học tự nó đã rất hợp lý. Nên nếu có thêm sự xuất hiện của một cung Hoàng đạo mới, nó sẽ khiến các hệ thống kiến thức trước đây trở nên lộn xộn, xáo trộn. Vì vậy, bạn cứ yên tâm về cung Hoàng đạo vốn có của mình sẽ không thay đổi.
Trên đây, thansohoc.asia đã cung cấp thêm những thông tin thú vị về thực hư sự xuất hiện cung Hoàng đạo thứ 13. Mong rằng bài viết này sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên nhấn theo dõi thansohoc.asia để biết thêm nhiều thông tin mới lạ khác.
Xem thêm các bài viết liên quan: